Cách trồng trái cây

Cách trồng đu đủ từ hạt ngay tại nhà rất đơn giản

Bạn quan tâm đến Cách trồng đu đủ từ hạt ngay tại nhà rất đơn giản vậy hãy cùng Cachtrongrau.com tham khảo bài viết sau nhé!!

Đu đủ là loại quả phổ biến, được ưa thích và được trồng rất nhiều ở nước ta. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao đu đủ lại được nhiều người yêu chuộng đến vậy chưa? Hãy để chúng mình chia sẻ cho các bạn những kiến thức bổ ích về loại quả này nhé.

Xem thêm cách trồng cây phát lộc trong nước

Đặc điểm

Đu đủ là loại cây thuộc họ Caricaceae. Chúng có nguồn gốc ở Nam Mexico, ngày nay được trồng phần lớn ở các nước nhiệt đới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Đây là cây thân thảo to, cao từ 3–10 m, có nhiều sẹo lá và mọng nước. Lá đu đủ là lá đơn, có màu xanh, cuống lá dài và mỏng, mặt dưới có gân nổi. Hoa đu đủ có năm cánh, màu xanh trắng, mùi thơm dịu, nở vào ban đêm và thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Đặc biệt, cây đu đủ có ba giới hoa: đực, cái, lưỡng tính. Hoa đực chỉ tạo ra phấn hoa, không bao giờ kết trái. Hoa cái tạo ra những quả nhỏ, không ăn được trừ khi được thụ phấn. Cây lưỡng tính có thể tự thụ phấn vì hoa của nó chứa cả nhị và bầu nhụy.

Đặc điểm của cây đu đủ

Phân loại

Dựa vào màu sắc của quả, đu đủ được chia thành 2 loại

  • Đu đủ ruột đỏ: Đây là loài đu đủ sinh trưởng mạnh mẽ và có thể trồng quanh năm. Cây cho quả tròn hoặc dài, vị ngọt thanh, màu đỏ đậm và ít hạt

Nói đến đu đủ ruột đỏ, còn có 1 loại rất được ưa chuộng ở Việt Nam, đó chính là đu đủ thân lùn. Chúng cho năng suất cao, dễ trồng và ít sâu bệnh, quả dày và ruột đỏ.

  • Đu đủ ruột vàng: Đây là loại được trồng rất phổ biến ở nước ta, quả dày, ruột vàng óng, ít hạt và ngọt thanh

Lợi ích từ đu đủ

Quả đu đủ

  • Quả đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A, nên nó có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, rất tốt cho những ai có nguy cơ bị xơ vữa động mạch
  • Chất xơ trong quả đu đủ làm giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, bên cạnh đó chất xơ còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa
  • Hàm lượng vitamin C và A có trong đu đủ có thể giúp hệ miễn dịch trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn, giúp giảm thiểu các bệnh của hệ miễn dịch
  • Đu đủ rất giàu enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da
quả đu đủ

Lá đu đủ

Từ xa xưa dân gian thì lá đu đủ đã được ví như một vị thuốc chữa bệnh thần kỳ. Theo Đông y, lá đu đủ sẽ có vị hơi đắng và mang tính hàn. Chúng sẽ có mùi hơi hắc nhưng lại giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan cũng như nhuận tràng

Hoa đu đủ

Hoa đu đủ thường được sử dụng trong các bài thuốc ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề hô hấp như viêm họng, ho…

Nhựa đu đủ

Đu đủ xanh theo ý kiến chuyên gia sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A và các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, magie kèm theo. Nhựa đu đủ được sử dụng để để điều chế thuốc chữa lệch khớp xương. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng nhựa của chúng sẽ chứa men tiêu hóa đạm nên có thể gây ra độc. Cho dù bạn dùng để bôi ở ngoài da, tiêm hoặc uống đều dễ xuất hiện tình trạng dị ứng

Đọc thêm Hướng dẫn cách trồng nho đơn giản tại nhà

Các món ăn có thể chế biến từ đu đủ

Bạn có thể thưởng thức loại quả này khi nó chín, tuy nhiên bạn cũng có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng từ đu đủ ngay cả khi nó còn xanh. Một số món có thể kể đến như gỏi đu đủ; canh đu đủ với giò heo, thịt bằm, viên cua, tôm; đu đủ xào tỏi, xào thịt gà hay thịt bò; gà hầm, vịt hầm đu đủ; mứt đu đủ…

món ăn từ quả đu đủ

Cách ươm đu đủ từ hạt

Tùy từng loại mà hạt đu đủ có thể là màu nâu hay đen.

Chuẩn bị hạt giống

– Trên thị trường có rất nhiều loại hạt giống đu đủ, tùy vào sở thích và điều kiện môi trường để bạn có thể chọn giống trồng phù hợp ở nhà mình. Hãy nhớ là mua tại các cửa hàng uy tín, chất lượng để đảm bảo năng suất ra quả cao cho cây

– Nếu nhà bạn đã có sẵn 1 quả đu đủ chín thì bạn có thể lấy trực tiếp hạt từ quả đu đủ đó đem đi ươm cây. Nhưng bạn cần lưu ý một số bước xử lí hạt giống tươi như sau:

  • Chọn những hạt giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay côn trùng tấn công
  • Rửa sạch hạt bằng nước lạnh để loại bỏ tạp
  • Phơi hạt cho đến khi khô lại hoàn toàn (chú ý không nên phơi nắng vì nó rất dẽ chết mầm)
  • Tiếp đó, ngâm hạt bằng nước ấm trong 1 ngày. Tiếp tục cho hạt vào ủ trong khăn, hằng ngày dùng bình phun dạng xịt để cấp ẩm cho khăn ủ.
  • Sau khoảng vài ngày, cây sẽ nứt nanh và nảy mầm, lúc này hãy đem chúng ươm vào bầu đất để ra cây

– Một cách làm khác nhanh hơn đó chính là bạn lấy trực tiếp hạt giống đó gieo xuống bầu đất

Chuẩn bị đất ươm

Đất để ươm hạt nên là loại đất thịt, tơi xốp, giàu dinh dưỡng đã trộn sẵn xơ dừa, phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoai mục (phân gà, phân bò…)

Tiến hành trồng

  • Gieo hạt xuống đất trồng mà bạn đã chuẩn bị, sau đó phủ 1 lớp đất mỏng lên và tưới đẫm nước
  • Tiếp theo bạn có thể bọc túi nylon lên và để trong khoảng 7 ngày. Nếu bạn không bọc túi nylon cũng không sao, bạn chỉ cần tưới nước cho chúng (nhưng hãy lưu ý lúc này bạn không nên tưới quá nhiều vì như thế hạt sẽ bị thối và không nảy mầm)
  • Sau 1 tuần, những hạt bạn gieo sẽ nảy mầm và mọc thành cây, bạn nên chuyển chúng ra khu vườn rộng hơn để chúng có thể phát triển tốt và khỏe mạnh

Cách chăm sóc

  • Bón phân: Để tăng năng suất và chất lượng quả, bạn nên bón phân cho cây. Thời gian thích hợp để bón phân cho cây đó là giai đoạn cây ra hoa hoặc là sau thời gian thu hoạch. Bạn có thể bón ure, lân, kali sunphat…
  • Tưới nước: Trong giai đoạn đầu khi trồng cây, bạn nên tưới thường xuyên cho cây; nhưng khi cây càng lớn thì bạn cũng nên giảm tần suất tưới cây
  • Làm cỏ, tỉa cành: Hãy dọn những đám cỏ dại mọc xung quanh cây để tránh việc chúng có thể hút các chất dinh dưỡng của. Bên cạnh đó, bạn nên cắt bỏ những cành bị héo rũ hoặc bị thối.

Nên đọc Cách trồng cây hồng môn trong nước

Các câu hỏi thường gặp

Ăn đu đủ có tốt cho người mang thai?

Mặc dù đu đủ tốt cho sức khỏe và ít calo nhưng đu đủ chưa chín có chứa một lượng nhựa cao. Lượng nhựa này giảm dần khi quả chín. Điều quan trọng là các bà mẹ nên tránh ăn đu đủ nếu đang mang thai, vì nhựa mủ có thể gây co thắt tử cung và chuyển dạ sớm.

Ăn hạt đu đủ có tốt không?

Dù hạt đu đủ có 1 số lợi ích nhất định nhưng bạn cũng không nên ăn nó quá nhiều nhé bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.

5/5 - (1 bình chọn)

Kết luận: Như vậy ở trên là Cách trồng đu đủ từ hạt ngay tại nhà rất đơn giản. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Cachtrongrau.com

Có thể bạn quan tâm

Back to top button