Cách trồng trái cây

Cách trồng mía Tím bằng ngọn tại nhà

Bạn quan tâm đến Cách trồng mía Tím bằng ngọn tại nhà vậy hãy cùng Cachtrongrau.com tham khảo bài viết sau nhé!!

Mía tím là một loài thực vật thân thảo chứa hàm lượng đường rất cao. Trong những ngày hè nóng nực, thân cây mía có thể ép lấy nước để có thể làm một loại nước giải khát hiệu quả cũng như rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài tác dụng giải khát, mía tím còn có những tác dụng khác như giúp lợi tiểu, giúp cho da luôn đẹp, sáng mịn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thậm chí còn hỗ trợ trị sỏi thận cũng như giảm cân,…

Mía tím có một số đặc điểm như sau: thân mọc thẳng đứng và được chia thành nhiều đốt giống như cây tre; vỏ có màu tím và có lớp phấn trắng bao phủ; lá dài và có độ rộng từ 2,5 – 5cm; chiều cao thông thường từ 2 – 3 m; rễ thuộc dạng rễ chùm. 

Hiện nay, cây mía tím được trồng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là nó được trồng nhiều ở các nước khu vực nhiệt đới.

Hiện nay, để tạo ra lối sống lành mạnh, các gia đình sẽ có xu hướng trồng các loại sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Trong đó, cây mía cũng là loại cây mà các gia đình có thể tự trồng được bằng ngọn. Tuy nhiên, trồng cây mía bằng ngọn cần phải đúng cách để đảm bảo năng suất tốt nhất.

Chuẩn bị trồng cây mía tím tại nhà

– Đất trồng dinh dưỡng: Đất để trồng mía tím phải cày bừa thật kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Đất cày sâu từ 30-40cm, sử dụng vôi để bón, để phòng trừ sâu bệnh thì cần cày ải lượt cuối. Sau đó, tạo rãnh trồng mía với độ sâu từ 22-25cm và khoảng cách các rãnh cách nhau chừng 1,2m. 

– Ngọn mía tím giống: Ước lượng số ngọn mía giống vừa đủ cho số quỹ đất của mình. Lựa chọn ngọn giống mía tím đẹp, khỏe mạnh, có sức sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại cũng như không bị đổ ngã.

– Phân bón: Có thể sử dụng kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ để có thể tận dụng hiệu quả. Phân bón vô cơ có thể mua ở các cửa hàng, đại lý phân phối còn phân bón hữu cơ ủ hoai có thể mua ở các trang trại nông nghiệp

– Các dụng cụ làm đất, tưới nước.

Lưu ý lựa chọn mùa vụ thích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của địa phương. Ví dụ: ở khu vực Bắc Trung Bộ, thời vụ thích hợp nhất để trồng mía tím là từ tháng 1 đến tháng 4, do đây là thời điểm khu vực này có mưa, độ ẩm phù hợp, đảm bảo cho việc trồng mía.

Cách trồng cây mía tím tại nhà

Bước 1: Làm đất, bón phân

Trước khi trồng mía, bạn cần phải làm đất cho sạch cỏ cũng như tăng độ tơi xốp của đất. Bên cạnh đó, bạn cần bón lót cho cây trước khi ươm giống. Để bón lót cho cây mía tím, hãy bón phân hữu cơ kết hợp với phân lân vô cơ, đặt phân bón ở trong rảnh. Để phân vô xuống dưới cùng rồi rải phân hữu cơ ở trên. Ngoài ra nếu cần, bạn có thể sử dụng thêm chất điều hòa độ pH.

Bước 2: Ươm ngọn giống

Cần phải căn cứ vào điều kiện đất đai mà bố trí mật độ trồng mía cho thích hợp. Khoảng cách giữa các hàng cũng cần phải bố trí phù hợp. Đối với mía tím, đặt ngọn giống theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép cách nhau 1.4m. Sau đó, ngọn mía giống phải được phủ kín một lớp đất từ từ 3 đến 10cm tùy vào đó là vụ chính hay vụ phụ. Để đảm bảo ngọn giống tiếp xúc với đất, có thể nén chặt ngọn.

Bước 3: Chăm sóc cây

  • Duy trì độ ẩm: Độ ẩm thích hợp là yếu tố bắt buộc để ngọn mía tím có thể nảy chồi. Bạn cần thường xuyên tưới nước để duy trì độ ẩm để đẩy nhanh sự nảy mầm của mía tím. Việc tưới nước phải được đảm bảo liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng, tránh tình trạng cây bị thiếu nước.
  • Bón phân: Đây là công việc cần thiết để đảm bảo duy trì độ dinh dưỡng cho cây mía tím. Chế độ phân bón sẽ phải phù hợp, cân đối giữa tỷ lệ phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ, điều này còn phụ thuộc vào đất ruộng, vườn mía tốt hay xấu. Bạn cần quan sát sự phát triển của cây để đưa ra kế hoạch bón phân phù hợp.
  • Dọn cỏ: Các loại cỏ dại sẽ kìm hãm sự phát triển của cây mía. Việc dọn cỏ nhằm mục đích tập trung dinh dưỡng cho đất để cho cây mía phát triển. Có thể kết hợp việc dọn cỏ với những lần bón phân cho cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: Để phát hiện sâu bệnh, bạn phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của mía tím. Các vấn đề cây mía tím thường gặp là thân cây bị rệp và sâu đục thân tấn công. Khi phát hiện sâu bệnh, đối với sâu đục thân, bạn có thể dùng thuốc Padan hoặc Anti WORM còn để tiêu diệt rệp, bạn có thể dùng thuốc EXIN 2.0 SC hoặc Ofatox. Cách sử dụng các loại thuốc này, bạn có thể xem hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn mác hay tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn. Ngoài ra, mía tím có thể bị các bệnh như sâu hại gốc, thối đỏ, than đen,… vì vậy, bạn có thể tiến hành bóc lá định kỳ cho cây mía tím
Cách trồng mía Tím bằng ngọn
Cách trồng mía Tím bằng ngọn

Bước 4: Thu hoạch

Để xác định được thời điểm thu hoạch, có thể nhận biết thông qua màu sắc trên thân mía. Mía tím có thể thu hoạch được sẽ màu bóng, sậm, ít phấn. Ngoài ra, khi có thể thu hoạch, mía tím sẽ có nhiều lá khô. Sau khi thu hoạch mía cần phải sử dụng ngay, tránh tình trạng mía để lâu bị khô, lượng đường trong mía bị giảm.

Trên đây là những cách hữu hiệu để các bạn có thể áp dụng để trồng củ cải trắng mập mạp và cho năng suất cao trong các thùng xốp. Chúc các bạn thành công với những cách trồng củ cải trắng này nhé!

Câu hỏi thường gặp

Chặt mía tím khi thu hoạch như thế nào?

Khi thu hoạch, cần phải chặt sát gốc mía, không bị dập, ngọn mía chặt ló “mặt trăng”, rễ và lá mía cần phải được róc sạch, đạt tiêu chuẩn “mía nguyên liệu”. Dụng cụ có thể sử dụng là dao hoặc rìu chặt mía chuyên dụng, được mài sắc trước khi dùng.

Bảo quản mía tím sau khi thu hoạch như thế nào?

Sau kh chặt, mía tím phạt được làm sạch các tạp chất (lá, bẹ, rễ,…) và được bó thành từng bó thích hợp, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển. Sử dụng bạt che phủ cho mía nếu như chưa đem đi sử dụng ngay để tránh bốc hơi, giảm lượng đường mía. Nên sử dụng mía sau khi thu hoạch 24h để đảm bảo được chất lượng tốt nhất.

Như vậy ở trên là Cách trồng mía tím bằng ngọn tại nhà. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Cachtrongrau.com

5/5 - (1 bình chọn)

Kết luận: Như vậy ở trên là Cách trồng mía Tím bằng ngọn tại nhà. Hy vọng với bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống, hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website: Cachtrongrau.com

Có thể bạn quan tâm

Back to top button